Gỗ ngoài trời thường dễ hư hỏng hơn bởi các tác nhân bên ngoài tác động. Vì vậy gỗ ngoài trời càng phải được chăm sóc kỹ càng hơn. Gỗ ngoài trời trong thiết kế giúp các không gian trở nên, thân thiện, mộc mạc và có gu hơn. Vì vậy mà gỗ rất được ưa chuộng trong thiết kế ngoại thất. Nhưng làm sao để bảo dưỡng chúng mãi đẹp như lúc ban đầu? Đây vẫn là một bài toán khó mà các nhà thầu luôn đau đáu tìm giải pháp. Vậy tại sao phải bảo vệ gỗ ngoài trời? Và đâu là lời giải cho vấn đề này? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Mục Lục
I/ Gỗ ngoài trời và những vấn đề thường gặp
Gỗ ngoài trời thường dễ bị hư hỏng nhanh hơn. Bởi gỗ tiếp xúc trực tiếp nhiều với ánh mặt trời và nhiệt độ thất thường. Dưới đây là một số vấn đề phổ biến mà gỗ ngoài trời thường gặp. Những vấn đề này không những phá hủy cấu tạo gỗ. Mà chúng còn khiến sản phẩm gỗ bị mất thẩm mỹ, mất giá trị. Tệ hơn, cũng có thể nguy hiểm cho người dùng.
1. Mối mọt và côn trùng
Gỗ dễ bị tấn công bởi mối mọt và các loại côn trùng khác, gây hư hại và làm giảm tuổi thọ của gỗ. Nhất là với các loại gỗ ngoài trời, mối, mọt dễ dàng xâm nhập và sinh sản hơn. Bởi khi gỗ để ngoài trời chúng sẽ thấm hút nước và có độ ẩm cao. Đây là môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn và mối mọt xuất hiện.
2. Ẩm mốc và mục nát
Độ ẩm cao, mưa, và sương mù có thể làm cho gỗ bị ẩm mốc và mục nát. Gỗ có chức năng thấm nước. Nước thấm vào gỗ khiến nó dễ bị phồng rộp và mất độ bền. Khi gỗ để ngoài trời trong thời gian dài dễ bị mục. Việc này gây nguy hiểm cho người sử dụng sản phẩm gỗ.
3. Biến dạng và nứt nẻ
Thay đổi nhiệt độ và độ ẩm có thể làm cho gỗ co lại và giãn nở. Việc này dẫn đến nứt nẻ và biến dạng. Đặc biệt là trong thời tiết gay gắt, nắng nóng kéo dài. Ngược lại, đối với các loại gỗ công nghiệp khi thấm nước, chúng dễ bị cong vênh. Việc này khiến bề mặt không đồng đều.
4. Phai màu và bạc màu
Tia UV từ ánh nắng mặt trời có thể làm cho gỗ bị phai màu và mất đi vẻ đẹp tự nhiên của nó. Gỗ có thể trở nên bạc màu và bị lão hóa. Ngoài ra, gỗ tiếp xúc lâu dài với nước và độ ẩm có thể làm cho gỗ bị bạc màu. Nước thấm vào gỗ và sau đó bay hơi, mang theo các hợp chất màu tự nhiên của gỗ. Điều này dẫn đến việc gỗ mất đi màu sắc ban đầu.
5. Rêu và địa y
Môi trường ẩm ướt và thiếu ánh sáng có thể khiến rêu và địa y phát triển trên bề mặt gỗ, làm cho gỗ trở nên trơn trượt và mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, các mảng rêu cũng có thể ăn mòn gỗ. Khi rễ của chúng đã bám chặt vào thân gỗ thì cũng khó dọn dẹp và để lại nhiều dấu vết. Khi gỗ bị bám rêu cũng dễ dây trơn trượt và té ngã, nhất là đối với sàn gỗ.
Vì vậy, gỗ ngoài trời cần sự bảo vệ hơn bao giờ hết. Chúng cần một áo giáp đủ rắn chắc để đương đầu với các tác nhân bên ngoài. Đủ để chúng có thể ngăn chặn thấm nước, tránh ánh nắng mặt trời và mối mọt. Vậy đây là giải pháp cho gỗ ngoài trời.
II/ Những giải pháp cho gỗ ngoài trời
Giải pháp cho gỗ ngoài trời có rất nhiều loại từ thay đổi gỗ, cho tới thêm các loại sơn phủ, chất bảo quản. Mỗi loại đều có mặt lợi và mặt hại khác nhau.
1. Chọn lựa gỗ có độ bền cao
Giải pháp đầu tiên có thể kể đến là chọn lọc gỗ trước khi thiết kế. Gỗ Teak, gỗ Sồi, gỗ Đỏ, gỗ Keo, hoặc gỗ Dầu là các loại gỗ điển hình. Chúng thường có thân bự, rắn chắc, và độ bền cao. Những dòng gỗ này ít bị thấm nước, dẻo dai và linh hoạt. Nhưng đổi lại, giá cả của chúng khá cao so với mặt bằng chung. Chúng cũng có một lượng lớn tinh dầu giúp hạn chế mối mọt. Ngoài ra, trên thị trường gần đây, còn có gỗ nung biến tính (Thermo Wood) cũng được đánh giá là một loại gỗ linh hoạt nhiều tính năng nổi bật. Bên cạnh đó, còn có gỗ nhựa Composite cũng là nhân tố ưa chuộng gần đây của các tín đồ ưa chuộng gỗ. Dù vậy, chúng cũng chỉ tự bảo vệ mình trong một thời gian ngắn nên chúng vẫn phải kết hợp với các giải pháp khác.
2. Thêm lớp phủ bảo vệ cho gỗ ngoài trời
Ngoài việc chọn lựa gỗ, việc chọn lớp sơn phủ cũng quan trọng hơn bao giờ hết. Hiện nay trên thị trường cũng có hơn chục loại sơn phủ. Điển hình như sơn PU, sơn Vecni, Sơn gỗ gốc nước và sơn NU. Nổi bật nhất là sơn gỗ gốc nước (Water-based wood). Khác với các dòng truyền thống, sơn gỗ gốc nước an toàn và ít ố màu hơn. Ngoài ra còn có sơn tráng men (Enamel paint) có độ bề cao và chống thấm tốt. Chúng giúp gỗ của bạn luôn tươi mới và kéo dài tuổi thọ. Hơn nữa, thay vì sử dụng các loại chất bảo quản, sơn phủ cũng có các thành phần lành tính đẩy lùi vi khuẩn và mối mọt.
3. Bảo dưỡng định kỳ ngoại thất gỗ
Hơn nữa, việc bảo dưỡng định kỳ cũng cần thiết. Bởi bảo dưỡng định kỳ có thể phát hiện các hư hỏng và mối mọt nhanh chóng. Với tiên phong “Phòng hơn chữa” thì việc bảo dưỡng trước giúp tạo lớp bảo vệ tốt hơn ngăn chặn các tác nhân phá hoại xâm nhập. Ngoài ra, gỗ nên được sửa chữa các lỗ hổng và nứt nẻ kịp thời.
- Dùng bàn chải mềm và nước để làm sạch bề mặt gỗ từ các bụi bẩn, bụi cây và các vật liệu khác. Nếu cần thiết, sử dụng dung dịch làm sạch nhẹ nhàng hoặc xà phòng để làm sạch sâu hơn.
- Định kỳ kiểm tra các chi tiết gỗ như vít, đinh, móc treo để đảm bảo chúng vẫn chắc chắn và không bị lỏng. Sửa chữa các vết nứt nhỏ, hư hỏng bằng cách sử dụng chất dán gỗ hoặc thay thế các phần bị hư hỏng.
- Định kỳ kiểm tra lớp sơn hoặc dầu bảo vệ trên bề mặt gỗ. Nếu cần thiết, thoa lại lớp sơn hoặc dầu để bảo vệ gỗ khỏi tác động của mưa, nắng và ẩm ướt. Làm sạch và đánh bóng lại bề mặt gỗ để giữ cho nó luôn mịn màng và bóng đẹp.
- Nếu ngoại thất gỗ không được sử dụng trong một thời gian dài (ví dụ như trong mùa đông), bạn nên bảo quản nó trong nhà hoặc dùng bạt che để bảo vệ khỏi tác động của thời tiết. Đảm bảo ngoại thất gỗ được lưu trữ ở nơi khô ráo và thoáng mát để giảm thiểu nguy cơ mục nát và nấm mốc.
4. Đặt sản phẩm ở nơi phù hợp
Gỗ ngoài trời nên được đặt ở nơi khô ráo và có mái che. Nơi khô ráo sẽ hạn chế đáng kể việc hư hại và vi khuẩn xâm nhập. Hơn nữa, cũng nên đặt gỗ ở dưới mái che hoặc thêm dù để che chở sản phẩm gỗ. Có như vậy gỗ ngoài trời sẽ bền và sử dụng được lâu hơn.
- Đặt ngoại thất gỗ dưới mái che, lưới chắn nắng, hoặc trong bóng râm để giảm thiểu tác động của tia UV. Điều này giúp ngăn ngừa gỗ bị bạc màu và giảm nguy cơ nứt nẻ do nhiệt độ cao.
- Đặt ngoại thất gỗ ở những nơi không bị nước mưa trực tiếp rơi vào hoặc có hệ thống thoát nước tốt để tránh ngập úng. Điều này giúp ngăn ngừa gỗ bị ẩm mốc và mục nát. Đặt cách xa các cây cối lớn để tránh lá rụng, nhựa cây hoặc cành cây rơi xuống gây hư hại cho gỗ. Lá cây ẩm ướt có thể gây mục nát và nấm mốc cho gỗ.
- Đặt ngoại thất gỗ ở những nơi có luồng không khí lưu thông tốt để giảm độ ẩm xung quanh gỗ. Điều này giúp ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc và giữ cho gỗ luôn khô ráo.
- Đặt ngoại thất gỗ trên các bề mặt như sàn bê tông, sàn gỗ, hoặc sử dụng chân đế để nâng cao khỏi mặt đất. Điều này giúp ngăn ngừa gỗ bị ẩm từ đất và giảm nguy cơ bị mối mọt tấn công. Miếng lót, thảm cũng là một trợ thủ đắc lực bảo vệ ngoại thất gỗ.
5. Tóm lại
Các giải pháp ngoài trời nhìn chung luôn có mặt lợi và mặt hại khác nhau. Mà khi kết hợp với nhau, chúng lại tạo ra áo giáp rắn chắc hơn bao giờ hết. Vì vậy để đạt được sự bảo vệ toàn diện, các thợ và kỹ thuật viên nên kết hợp các giải pháp với nhau. Với các dự án lớn thì càng phải kỹ càng tính toán hơn. Thợ phải kỹ từ chọn lựa chất liệu bền chắc, chất lượng cao cho tới kết hợp các loại sơn phủ đặc dụng và bảo quản định kỳ.
III/ Sơn gỗ Gốc Nước Biomass – Giải pháp hoàn hảo cho sơn gỗ ngoài trời
Sơn gỗ gốc nước UV Biomass không những có thể bảo vệ gỗ ngoài trời. Mà sơn UV BIOMASS còn có thể loại bỏ mối mọt khỏi sản phẩm gỗ của bạn. Với khoa học công nghệ sản xuất mới, Biomass đã cho ra một loại sơn không những sơn tốt để phục vụ nhu cầu những vị khách khó tính nhất. Sơn Biomass không bị ố màu, ít mùi, ít bụi. Chúng hoàn toàn lành tính với người dùng và môi trường xung quanh. Sơn bền màu lâu, linh hoạt, hợp chất dẻo dai, tránh bị nứt nẻ dưới thời tiết khắc nghiệt.
Liên hệ chúng tôi
BIOMASS – VÌ SỨC KHỎE CỦA MỌI GIA ĐÌNH VIỆT
BIOMASS – MỘT PHẦN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SINH HÓA QUỐC TẾ BIOCHEM
📍 Số 66, đường số 1, Khu Phố 1, Phường Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
☎️ Tel: (+84-28) 3620 4207 | 3620 4208
📠 Fax: (+84-28) 3620 4206
🌐 Website Biochem: www.biochem.vn
🌐 Website Biomass: www.biomasscoating.com
📧 Email: contacts@biomasscoating.com