Thuế đối ứng Mỹ là gì?
Thuế đối ứng Mỹ (Retailiatory taiffs) là một chính sách thương mại của đế quốc Mỹ. Mỹ sử dụng thuế này để phản ứng lại những hành vi được cho là không công bằng từ các quốc gia khác. Donald Trump là một doanh nhân bước vào chính trường. Trong mắt ông mỗi quyết định đưa ra đều cần sự công bằng (win-win). Vì vậy mà ông đã lựa chọn phương án này như một “đòn bẩy đàm phán” để phục hồi lại nền kinh tế Mỹ.
Thuế đối ứng Mỹ lên Việt Nam
Ngày 3/4/2025, Mỹ chính thức áp thuế đối ứng lên tới 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Đây không chỉ là cú sốc lớn đối với nền kinh tế xuất khẩu mà còn là hồi chuông cảnh tỉnh đặc biệt đối với ngành gỗ Việt Nam – một trong những lĩnh vực xuất khẩu chủ lực.
Để hiểu rõ hơn vì sao thuế Mỹ lại gây tác động mạnh như vậy và đâu là giải pháp cho ngành gỗ Việt Nam trong giai đoạn thử thách này, hãy cùng Biomass tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!
Mỹ – Thị trường xuất khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam
Theo thống kê năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường chiếm 66.4% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ Việt Nam, tương đương 8,8 tỷ USD. Đứng thứ hai là Trung Quốc với 1,2 tỷ USD (9.0%). Sau đó là các cường quốc khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Anh và các nước khác.
Biểu đồ 1: Tỷ lệ xuất khẩu gỗ Việt Nam theo thị trường năm 2024.
Sự phụ thuộc quá lớn vào thị trường Hoa Kỳ khiến ngành gỗ Việt Nam trở nên dễ tổn thương trước những biến động về chính sách thương mại. Khi thuế Mỹ áp lên gỗ Việt Nam cao đột ngột như hiện tại, toàn bộ chuỗi cung ứng, sản xuất và tiêu thụ đều chịu ảnh hưởng dây chuyền.
Tác động nghiêm trọng của thuế Mỹ lên ngành gỗ Việt Nam
Việc bị áp mức thuế 46% sẽ khiến doanh nghiệp gỗ Việt Nam đối diện với:
- Nguy cơ mất thị phần vào tay các đối thủ từ các nước khác.
- Giảm doanh thu mạnh, thậm chí phá sản nếu không kịp thích nghi.
- Hủy đơn hàng hàng loạt từ các đối tác Hoa Kỳ.
Theo dự báo, nếu mức thuế này kéo dài, chỉ riêng trong 6 tháng cuối năm 2025, xuất khẩu gỗ Việt Nam có thể giảm tới 40%, đẩy hàng ngàn doanh nghiệp và người lao động vào tình thế khó khăn.
Không thể “bỏ trứng vào một giỏ” – Cần đa dạng hóa thị trường
Dù thị trường Mỹ là lớn nhất, nhưng không thể mãi phụ thuộc vào một thị trường duy nhất. Đây cũng là hồi chuông cảnh báo cho Việt Nam, để đưa ra những chính sách khách quan hơn.
Việt Nam cần nhanh chóng đẩy mạnh qua các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, và các nước lân cận. Thương mại nội địa cũng nên đẩy mạnh hơn. Bên cạnh đó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh cũng nên được thúc đẩy. Nhờ vậy, có thể thâm nhập sâu hơn vào các thị trường khó tính hơn. Khi mở rộng độ phủ thương mại, khả năng xoay xở cũng linh hoạt hơn. Và cuối cùng việc mở rộng độ phủ còn giúp giảm thiểu rủi ro. Phương án này còn chặn cả hiệu ứng domino nếu có những thay đổi đột ngột.
Tuy nhiên, thử thách cũng không nhỏ, bởi Trung Quốc – thị trường lớn thứ 2 – cũng đang chịu mức thuế nặng tới 158%, và các thị trường Châu Á, Châu Âu khác cũng áp mức thuế từ 10% đến 20%.
Giải pháp bền vững cho ngành gỗ Việt Nam
Để vượt qua “cơn sóng dữ” này, ngành gỗ Việt Nam cần không chỉ phản ứng tạm thời, mà phải cải tổ chiến lược dài hạn.
1. Tái cấu trúc ngành gỗ – Đầu tư công nghệ chế biến sâu
Việc đẩy mạnh vào chất lượng và phát triển, đa dạng hóa sản phẩm là cần thiết hơn bao giờ hết. Muốn như vậy cần đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ như sơn UV, ép nhiệt, tự động hóa, và cắt CNC. Bên cạnh đó, các sản phẩm giá trị cao cũng nên được phát triển mạnh nẻ. Một cách khác để làm sản phẩm đa dạng, đổi mới là thay đổi ngoại hình. Vì vậy hãy tận dụng các loại sơn, các kỹ thuật điêu khắc giúp sản phẩm gỗ độc đáo và chất lượng hơn. Việc làm ra sản phẩm gỗ chất lượng cao, tinh xảo, mang thương hiệu riêng sẽ giúp Việt Nam vượt lên trong chuỗi giá trị toàn cầu.
2. Minh bạch hóa nguồn gốc nguyên liệu
Việc minh bạch hóa nguồn nguyên liệu giúp sản phẩm trở nên đáng tin cậy hơn. Nhờ vậy cũng chiếm trọn tình yêu của người tiêu dùng hơn. Muốn vậy các doanh nghiệp cần đảm bảo truy xuất nguồn gốc rõ ràng, hợp pháp. Bên cạnh đó, các chứng chỉ xác nhận chất lượng và các thành phần an toàn nên được đẩy mạnh. Các chứng chỉ có thể kể như chứng chỉ FSC, Lacey Act, EUTR để tránh bị áp thêm thuế. Đây không chỉ là yêu cầu bắt buộc, mà còn là lợi thế cạnh tranh để xây dựng lòng tin lâu dài với khách hàng quốc tế.
3. Sơn gỗ – Vũ khí quan trọng giúp gia tăng giá trị xuất khẩu
Một yếu tố then chốt thường bị bỏ quên chính là chất lượng sơn gỗ. Sơn gỗ không chỉ bảo vệ bề mặt, mà còn tăng tuổi thọ sản phẩm, chống thấm, chống trầy xước, chống bạc màu. Bên cạnh đó sơn gỗ còn tạo tính thẩm mỹ cao cấp. Việc sản phẩm có thẩm mỹ cao có thể chinh phục những thị trường khó tính nhất. Ngoài ra, cũng nên chọn các loại sơn an toàn về mặt tính chất và vật lý. Chẳng hạn như sơn không chứa VOCs độc hại, thân thiện với người dùng.
Biomass tự hào là thương hiệu sơn gỗ gốc nước đạt các chứng nhận quốc tế như Greenguard Gold, EN71-3, REACH, cam kết an toàn cho gia đình và môi trường. Việc sử dụng sơn gỗ xuất khẩu đạt chuẩn chính là chìa khóa giúp sản phẩm gỗ Việt Nam không chỉ vượt qua các rào cản kỹ thuật mà còn chinh phục khách hàng cao cấp toàn cầu.
4. Chính sách hỗ trợ và đàm phán thương mại
Nhà nước cần vào cuộc mạnh mẽ đàm phán song phương với Mỹ. Đàm phán có thể tìm giải pháp giảm hoặc lọi bỏ thuế đói ứng ôn hòa. Thứ hai, doanh nghiệp nên cập nhật nhanh chóng chính sách thuế cho các phương án dự bị khác. Nhờ vậy, cũng có các công tác chuẩn bị kỹ càng hơn trước khủng hoảng thuế quan. Bên cạnh đó, nhà nước nên đưa ra các chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng. Có như vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới có cơ hội vững bước qua khó khăn. Nhà nước nên có những hỗ trợ rõ ràng, dìu dắt các công ty nhỏ qua khó khăn.
Biomass – Đồng hành cùng ngành gỗ Việt Nam vững bước tương lai
Khó khăn là phép thử của sự bản lĩnh. Và ngành gỗ Việt Nam, với truyền thống kiên cường và sáng tạo, chắc chắn sẽ vượt lên chính mình.
Biomass cam kết đồng hành cùng các doanh nghiệp gỗ, mang tới giải pháp sơn gỗ xuất khẩu an toàn, đột phá. Biomass không những giúp sản phẩm Việt vượt rào cản thuế quan mà còn vươn tầm thế giới.
“Chất lượng – An toàn – Bền vững” – Đó là kim chỉ nam mà Biochem luôn theo đuổi trong từng giọt sơn.